Người dân Quảng Nam lâu nay sống dựa vào núi và hệ thống sông
suối. Núi, sông đem lại đời sống cũng như là chỗ dựa vững chắc cho người dân xứ
Quảng, hơn thế nữa 99% lượng nước sông Vu Gia ở Quảng Nam đang là cung cấp cho gần
1 triệu dân sinh sống ở Đà Nẵng.
|
Lưu vực sông Vu Gia nhìn từ đồi Quận Thượng Đức cũ. |
Với hơn 40 dự án thủy điện được chất trên đó, trong số đó khoảng
10 dự án đi vào hoạt động, 2 nhà máy sản xuất vàng sa khoáng cũng đủ tác động lớn
đến môi trường tự nhiên, địa hình của sông suối, đến nay lại sắp thêm một nhà
máy thép nghìn tỷ nữa thì tương lai khu vực đồng bằng, đời sống người dân sẽ
ảnh hưởng thế nào?!.
Chuyện nhà máy thép Việt- Pháp, gây ô nhiễm ở Điện Bàn được Quảng
Nam chi hỗ trợ 123.8 tỷ đồng để giúp nhà máy này chạy lên núi. Đóng đô ở ngay đầu
nguồn nước sông Vu Gia thì làm sao ông Giám đốc Cty Cấp nước TP. Đà Nẵng không phản
ứng cho được. Lý do ổng sợ cũng là lo lắng cho Cty mình lại vô tình cấp nước bẩn cho triệu
dân Tp uống và sinh hoạt.
Tiếp đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng tỏ ra quan ngại
trong công văn gởi Quảng Nam, ông Chủ tịch đề nghị cung cấp cấp thông tin về ảnh
ảnh hưởng môi trường khi nhà máy di dời lên trên núi. Phúc đáp công văn đó, ông
Phó CT Quảng Nam cho rằng nhà máy không gây ô nhiễm nguồn nước thải, khí thải
cũng được kiểm định nhiều mẫu không thấy ô nhiễm…và đề nghị Đà Nẵng chấn chỉnh
việc cung cấp thông tin gây nhiễu!
Sản xuất thép cũng như các ngành luyện kim khác là ngành
công nghiệp nặng, Mỹ và Châu Âu gọi là ngành công nghiệp đen. Luyện kim ở Trung
Quốc đứng đầu thế giới với những nhà máy khổng lồ như ở Thiên Tân. Ở VN thì
cũng phải đầu tư để sản xuất để đáp ứng thị trường trong nước, nếu không sản
xuất được thì cũng phụ thuộc vào nhập khẩu của TQ ảnh hưởng đến ngoại tệ. Vì vậy thì cũng phải có nhà
máy, nhưng để có nó thì phải chấp nhận tác động môi trường.
|
99% lượng nước sông Vu Gia cung cấp cho gần triệu dân sống ở TP. Đà Nẵng. Ảnh chụp tại Cầu Hà Nha (Đại Đồng) |
Điều lạ là ngành CN nặng thì thay vì đặt nhà máy vào khu CN
để dễ bề kiểm soát chất thải đằng này Quảng Nam lại đưa Nhà máy lên núi. Hơn
nữa, nhà máy này chủ yếu luyện thép từ phế liệu thì nguồn nguyên liệu này cũng
phải chở từ đồng bằng lên cũng gây trỡ ngại về kinh phí.
Bây giờ kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tác động môi trường thì
dễ đến khi nhà máy đi vào sản xuất thì liệu rằng có chặt chẽ không?! đó là vấn đề
của người dân vùng ảnh hưởng cũng như ông Chủ tịch Đà Nẵng quan ngại