10.8.18
Tướng
Đó là Chu Văn Tấn (1909-1984), Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, Thiếu tướng đầu tiên, Thượng tướng đầu tiên của QĐNDVN. Về chính trị, ông là UVTƯĐ 31 năm liền tù tì (1945-1976), Đại biểu QH 16 năm một lèo từ khóa 2 (1960) đến khóa 5 (1976), trong đó là Phó chủ tịch QH các khóa 3, 4, 5.
Tốt nghiệp tiểu học, khi đó rất hiếm đối với người thiểu số, ông làm thầy giáo, sau làm nhân viên địa chính rồi cai quản lính dõng (châu đoàn). Năm 1936 ông vào ĐCSĐD, có công lớn trong khởi nghĩa Bắc Sơn 1940 và thành lập đội Cứu quốc quân. Năm 1941 ông là Xứ ủy viên Bắc kỳ. Tháng 5-1945, đội Cứu quốc quân của ông hợp nhất với đội VN tuyên truyền giải phóng quân của Võ Nguyên Giáp. Tháng 8-1945 Chính phủ lâm thời VNDCCH ra mắt, ông là Bộ trưởng Quốc phòng (Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Nội vụ). Năm 1948 có đợt phong quân hàm đầu tiên, ông mang lon thiếu tướng. Đợt này phong 1 đại tướng Võ Nguyên Giáp, 1 trung tướng Ng.Bình và 9 thiếu tướng: Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Trần Tử Bình, Lê Hiến Mai, Ng.Sơn, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Sâm và ông.
Giai đoạn 1949-1954 ông là Bí thư kiêm Chủ tịch Liên khu Việt Bắc kiêm Chánh án Tòa án Quân sự. Tháng 9-1950 ông chủ tọa phiên tòa xử tử Đại tá Trần Dụ Châu vì tội tham nhũng. Hòa bình, ông là Chủ tịch UBHC Khu tự trị Việt Bắc từ khi thành lập (8-1956) đến khi giải thể (12-1975).
Năm 1958, tại đợt phong quân hàm thứ 2, ông (thành phần dân tộc thiểu số, người Nùng) và Văn Tiến Dũng (thành phần công nhân) cùng vượt cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng. Ng.Chí Thanh một bước lên đại tướng từ 1954, nhưng lúc này mới chính thức. Như vậy, khi đó QĐNDVN có 2 đại tướng và 2 thượng tướng. Thành phần cố nông thất học của Ng.Chí Thanh cân đối với thành phần trí thức Tây học của Võ Nguyên Giáp. Thế là 4 vị tướng chóp bu đại diện cho 4 thành phần công- nông- trí thức- dân tộc thiểu số. Quá đẹp!
Năm 1957 cô Xuân chết, cậu bé Trung được giao cho cô Vàng nuôi. Năm 1961 cô Vàng chết, cậu được gửi đến Thái Nguyên cho ông (khi đó là Chủ tịch UBHC KTT Việt Bắc). Sau 8 năm nuôi dưỡng, đến năm 1969 HCM qua đời, ông đưa bé Trung về Hà Nội cho Vũ Kỳ nuôi.
Năm 1979 xảy ra sự kiện Hoàng Văn Hoan, ông bị cách tuốt tuồn tuột mọi chức vụ và quản thúc một cách âm thầm lặng lẽ. Cùng cảnh ngộ với ông có Thiếu tướng Lê Quảng Ba, Lý Ban, v.v. Trước đó, giữa thập niên 1960, hàng loạt tướng đã được "nghỉ" như Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Trung tướng Ng.Văn Vịnh, v.v. Tuy nhiên đó là chuyện chính trị.
Ông mất năm 1984, giữa lúc quan hệ môi với răng căng thẳng nhất. Nghe đồn, sau này ông được phục hồi danh dự, cũng lặng lẽ âm thầm.
Nguồn: https://www.facebook.com/tho.huu.5015/posts/164614061096911
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM VÀ BIẾN ĐỘNG “GIẶC CHÀY VÔI”
TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM VÀ BIẾN ĐỘNG “GIẶC CHÀY VÔI” (Trong các bạn trên FB, có những người là cháu trực hệ của Tùng Thiện vương nê...
-
Em xin làm tượng đá Đứng trăm năm đợi chờ Nghìn xưa sau vẫn thế Dầu anh có hững hờ Em xin làm tượng đá Giấu thiên thu dỗi hờn Mặc ngày h...